Thanh toán di động: tình trạng, xu hướng, thị trường, người dùng, nhà cung cấp,.. Thành lập doanh nghiệp. Tel: 0866.013636 Wed, 18 Sep 2019 03:06:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.2 Thị trường thanh toán di động: Bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu https://vietnambusiness.vn/thi-truong-thanh-toan-di-dong-bao-mat-la-yeu-to-quan-trong-hang-dau/ Wed, 22 Aug 2018 02:15:11 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=13907 Trong tuần vừa qua một đoạn clip ngắn quay cảnh một con quạ tinh ranh đã tìm cách ăn trộm thẻ tín dụng của hành…

The post Thị trường thanh toán di động: Bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Trong tuần vừa qua một đoạn clip ngắn quay cảnh một con quạ tinh ranh đã tìm cách ăn trộm thẻ tín dụng của hành khách để mua vé tàu đã trở thành tiêu điểm trên Twitter. Đoạn clip chưa đầy một phút này đã có gần 3 triệu lượt xem, 110.000 like và đến 53.000 lượt re-tweet lại. Đoạn clip này cho ta thấy hai điều đáng chú ý: loài quạ thông minh hơn chúng ta tưởng, và thanh toán qua thẻ kém bảo mật hơn chúng ta tưởng.

Những mối lo ngại khi thanh toàn bằng thẻ hay tiền mặt

Đến quạ cũng có thể lấy được thông tin thẻ của con người vậy con người với con người thì sao? Mối nguy đó còn rõ ràng hơn. Chỉ cần Google “mất thẻ ATM, mất thẻ tín dụng”, bạn có thể bắt gặp hàng triệu kết quả trả về các tin tức về mất thẻ ATM, thẻ tín dụng, khiến người tiêu dùng bất an.

Liên tiếp những năm 2016 tới 2018, nhiều trường hợp mất tiền qua thẻ xuất hiện. Anh D.A báo cáo tiền trong thẻ bỗng dưng bị rút ở nước ngoài, dù bản thân đang ở Việt Nam. Chủ thẻ T. ở quận 7, tp. Hồ Chí Minh bỗng dưng mất 72 triệu đồng từ 36 lần rút liên tục. Anh H. tại Hai Bà Trưng, Hà Nội bị trừ hơn 300 USD do giao dịch ở Mỹ dù anh chưa bao giờ tới đây.

Vậy mới thấy, bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong thanh toán. Không giống như thẻ ATM, thẻ tín dụng có thể thực hiện thanh toán chỉ bằng cách quẹt thẻ vào máy thanh toán mà không cần người dùng phải nhập mã pin. Điều này như một con dao hai lưỡi với người tiêu dùng, trong khi nó làm gia tăng độ tiện dụng trong khi thanh toán cho người dùng, nó cũng chứa đầy rủi ro trong trường hợp mất trộm thẻ hoặc số thẻ tín dụng.

Để dung hòa giữa việc đảm bảo sự tiện dụng cho người dùng và tăng cường khả năng bảo mật trong quá trình thanh toán, các phương thức thanh toán qua smartphone nổi lên như một sự lựa chọn tất yếu. Smartphone đã trở thành vật bất ly thân với số đông người dùng, đại diện ngân hàng Sacombank tiết lộ số người tiêu dùng mỗi tháng mua hàng bằng smartphone ít nhất 1 lần chiếm tỷ lệ lên tới 70%. Với một số hình thức thanh toán di động tân tiến, như Samsung Pay, người dùng có thể sử dụng cả smartwatch để thanh toán, giúp hành trang bên mình còn đơn giản hơn nữa.

Quan trọng là với thanh toán qua di động, điển hình như Samsung Pay, số thẻ và thông tin của bạn không thể bị lộ. Kể cả khi điện thoại của bạn có bị đánh cắp, kẻ gian cũng không thể lấy được thông tin bên trong smartphone vì những biện pháp bảo mật bằng sinh trắc học của smartphone đủ sức làm nản lòng những hacker tài giỏi nhất.

Không chỉ là vật bất ly thân với mọi người, các smartphone đang cho thấy thiết bị này là phương tiện thanh toán an toàn và bảo mật hơn nhiều so với cả tiền mặt và thẻ thanh toán, ngay cả trong những trường hợp người dùng bất cẩn.

Điện thoại có thể mất – nhưng tiền thì không

Với tiền mặt, khi bạn đánh rơi hay để quên ví, điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã mất số tiền đó. Với thẻ tín dụng, mọi thứ còn có thể tồi tệ hơn nữa. Quên thẻ tín dụng mà bạn không phát hiện kịp để khóa thẻ, có nghĩa là kẻ xấu có thể dễ dàng sử dụng số tiền trong thẻ của bạn, thậm chí là vượt quá số tiền đó. Dù bạn có hy vọng lấy lại được số tiền đó khi liên hệ với ngân hàng, điều này cũng khá phiền phức và không chắc chắn.

Nhưng với các smartphone hiện tại, để quên hoặc đánh mất điện thoại không có nghĩa là mọi việc đã kết thúc. Các lớp bảo mật vững chắc thông qua mật khẩu hoặc các dấu hiệu sinh trắc học như, dấu vân tay, mống mắt và thậm chí cả gương mặt bạn, khiến việc mở khóa thiết bị trở nên gần như bất khả thi nếu không có các thiết bị chuyên dụng.

Điểm yếu dễ bị khai thác nhất của các thẻ thanh toán chính là số thẻ, khi chúng luôn hiện diện ngay trên bề mặt thẻ. Từ đó nó dễ dàng bị sao chép khi camera tại nơi thanh toán hoặc các nhân viên cửa hàng, thậm chí ngay bản thân các máy POS cũng có thể bị cài đặt những máy theo dõi để ghi lại số thẻ thanh toán đã quẹt. Đây cũng chính là điểm làm nên khác biệt giữa thanh toán di động và các biện pháp thanh toán khác. Trong đó phải kể đến công nghệ thanh toán di động rất phổ biến hiện nay là Samsung Pay, đang sử dụng giải pháp bảo mật tokenization để thay thế số thẻ thực bằng một dãy số khác. Điều này giúp ngăn chặn dữ liệu và thông tin thẻ bị tiết lộ ra bên ngoài khi thực hiện thanh toán.

Nhận xét về tính bảo mật, đại diện ngân hàng Maritime cho biết: “Hình thức chi trả hóa đơn qua Samsung Pay chạy độc lập, không cần kết nối internet, 3G hay wifi mỗi khi thanh toán nên khá thuận tiện cho các chủ thẻ Maritime Bank Mastercard và hơn hết với công nghệ này đã chấp nhận thanh toán rộng rãi tại hơn 200.000 điểm chấp nhận thanh toán thẻ trong nước. Trong quá trình cài đặt, các thông tin thẻ của Maritime bank đã được đưa vào ứng dụng Samsung Pay và được mã hóa thành một dãy số riêng, không thể sao chép hay truy ngược lại số thẻ gốc nên khách hàng hoàn toàn yên tâm về tính bảo mật”.

Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó Tổng Giám Đốc VCCorp, phụ trách khối Thương mại Điện tử khi sử dụng thanh toán di động, tính an toàn được đảm bảo hơn rất nhiều. Thậm chí, anh Lê Nguyên Khang, Trưởng phòng An toàn thông tin VCCORP còn cho rằng sự an toàn trong hình thức này là gần như tuyệt đối. Vì thông tin thẻ lúc này sẽ được điện thoại mã hóa, chỉ áp dụng cho một lần giao dịch duy nhất. Khi người dùng thanh toán, giao dịch diễn ra tức thì nên kể cả kịch bản hacker có đánh cắp được dữ liệu trong điện thoại thì họ cũng không đủ thời gian để kịp giải mã, can thiệp vào giao dịch.

Tạo được niềm tin về bảo mật là lý do khiến Samsung Pay thành công ngay ở giai đoạn đầu triển khai ở Việt Nam. Theo thống kê, đã có gần 400.000 lượt người dùng đăng ký và 500.000 giao dịch thành công qua Samsung Pay, nâng tổng giá trị giao dịch lên đến 350 tỷ đồng bên cạnh những phản hồi tích cực từ người dùng. Đều quan trọng hơn cả là ứng dụng này vẫn nỗ lực đảm bảo duy trì một trải nghiệm đơn giản khi người dùng sử dụng chúng để thực hiện thanh toán.

 

 

 

 

The post Thị trường thanh toán di động: Bảo mật là yếu tố quan trọng hàng đầu appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Ứng dụng thanh toán di động Nhật đóng cửa sau khi bị hack 500.000 USD https://vietnambusiness.vn/ung-dung-thanh-toan-di-dong-nhat-dong-cua-sau-khi-bi-hack-500-000-usd/ Wed, 22 Aug 2018 02:11:38 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=13904 Theo , 7-Eleven Nhật Bản đã buộc phải dừng tính năng thanh toán di động 7Pay, sau khi xuất hiện lỗ hổng nghiêm trọng cho…

The post Ứng dụng thanh toán di động Nhật đóng cửa sau khi bị hack 500.000 USD appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Theo , 7-Eleven Nhật Bản đã buộc phải dừng tính năng thanh toán di động 7Pay, sau khi xuất hiện lỗ hổng nghiêm trọng cho phép bên thứ 3 thực hiện thanh toán các giao dịch không có thật trên hàng trăm tài khoản khách hàng.

Công ty này đã ra mắt tính năng thanh toán di động 7Pay vào ngày 1/7 vừa qua, cho khách hàng quét mã vạch bằng ứng dụng và trừ tiền vào thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ được liên kết.

Tuy nhiên, 7-Eleven đã nhận được một khiếu nại từ khách hàng ngay ngày hôm sau: tài khoản bị trừ tiền trong khi họ không hề thực hiện giao dịch nào.

Theo Yahoo News Japan, ứng dụng này có lỗ hổng, cho phép hacker yêu cầu đặt lại mật khẩu gửi về một email mới, chỉ cần cung cấp đúng ngày sinh, email và số điện thoại của người dùng.

Ứng dụng này cũng mặc định ngày sinh là 1/1/2019 nếu khách hàng không điền thông tin khai báo. Điều này càng khiến cho hacker xâm nhập vào tài khoản dễ dàng hơn.

Có khoảng 900 tài khoản khách hàng bị tin tặc tấn công và theo 7-Eleven Nhật Bản, số tiền bị hacker lấy đi là 55 triệu Yên (khoảng 500.000 USD). Công ty này cho biết đã dừng hoạt động 7Pay bằng cách ngừng liên kết tới các thẻ tín dụng, đưa cảnh báo lên trang web và ngừng các đăng ký người dùng mới.

7-Eleven Nhật Bản cho biết, họ sẽ bồi thường cho những người dùng bị hack tài khoản và thiết lập đường dây nóng hỗ trợ khách hàng.

Một thành viên của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói với 7-Eleven rằng, công ty đã không tuân thủ các hướng dẫn về bảo mật, theo Japan Times. Chính quyền Nhật Bản đã bắt giữ hai cá nhân cố gắng sử dụng tài khoản bị hack, nghi ngờ rằng họ hợp tác (hoặc đã được thuê) bởi một nhóm tội phạm nổi tiếng ở Trung Quốc chuyên trộm cắp trực tuyến.

 

The post Ứng dụng thanh toán di động Nhật đóng cửa sau khi bị hack 500.000 USD appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Thanh toán di động cạnh tranh nóng https://vietnambusiness.vn/thanh-toan-di-dong-canh-tranh-nong/ Thu, 22 Feb 2018 02:03:37 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=12792 Cùng với sự phát triển nhanh chóng của fintech, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) cho biết đang tìm cách để tiến lên phía trước,…

The post Thanh toán di động cạnh tranh nóng appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của fintech, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) cho biết đang tìm cách để tiến lên phía trước, vượt qua vị trí dẫn đầu trong cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính, trong khi đó các công ty tài chính cũng lên “dây cót” để giữ vị thế dẫn đầu trong mảng tiêu dùng.

Ảnh minh họa.

Ngân hàng số hóa mọi thao tác

Hiện nay, đã có không ít ngân hàng triển khai dịch vụ ngân hàng số thành công như: Digital Lab của VCB giúp tăng trải nghiệm cho khách hàng giao dịch tại quầy, TPBank có Live Bank, VIB với ứng dụng MyVIB tăng cường trải nghiệm khách hàng trên các kênh giao dịch điện tử…

Nếu chiếu theo các hình thái ngân hàng số so với chuẩn chung của các ngân hàng trên thế giới thì có thể thấy các ngân hàng tại Việt Nam khởi đầu với những bước đi thận trọng. Tuy nhiên, phải thừa nhận chỉ là những bước đi đầu nhưng các NHTM đã và đang cho thấy sự chuyển đổi mô hình rất rõ nét.

Trong đó, có ngân hàng còn mạnh dạn tách hẳn kênh phân phối của mình thành một chi nhánh hoạt động độc lập trên nền tảng số, những sản phẩm và dịch vụ, chính sách bán hàng hoàn toàn độc lập, họ chỉ sử dụng lại hệ thống back-end của ngân hàng mẹ như Timo của VPBank.

Hay trường hợp của Sacombank, ngân hàng này đầu tư hơn 100 tỷ đồng để xây dựng hệ thống phần mềm khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS) là một bước tiến vượt bậc đối với ngành ngân hàng truyền thống.

Ông Phan Đình Tuệ, Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc Ban dự án LOS Sacombank cho rằng, khi LOS được áp dụng thì mọi quy trình xét duyệt tín dụng đều được số hóa, hạn chế được sai sót do cảm tính của con người tạo ra.

Tương tự, trong năm 2017, Eximbank cũng kịp công bố dự án “New Eximbank” về việc triển khai tái cấu trúc nội bộ với sự hỗ trợ từ đối tác lớn là Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC). Mục tiêu của dự án là đưa Eximbank giành lại vị thế dẫn đầu thị trường về tài chính thương mại, tăng cường năng lực giải pháp cũng như xây dựng được cơ sở khách hàng vững chắc gồm các tập đoàn lớn và FDI. Hiện tại, dự án này của Eximbank đã đi được nửa lộ trình…

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của fintech, nhiều NHTM cho biết đang tìm cách để tiến lên phía trước, vượt qua vị trí dẫn đầu trong cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính (CTTC), trong khi đó các CTTC cũng lên “dây cót” để giữ vị thế dẫn đầu trong mảng tiêu dùng.

Nhiều dự án thời gian qua đã được các NHTM và công ty fintech ấp ủ, bởi phần lớn các NHTM đều xác định công nghệ thông tin là nền tảng quan trọng trong quá trình hoạt động. Điều đó lý giải vì sao suốt nhiều năm, các ngân hàng liên tục ưu tiên nguồn lực, ngân sách để đầu tư cho hệ thống ngân hàng lõi với nhiều tính năng tiên tiến bậc nhất hay hệ thống ngân hàng điện tử với độ an toàn, bảo mật cao.

Với những tính năng công nghệ thanh toán chạm, thanh toán bằng mã QR… trong quá trình chuyển đổi, không ít lãnh đạo ngân hàng thể hiện tham vọng trong tương lai gần, có thể thu hút được sự quan tâm của khách hàng ở mọi phân khúc, đặc biệt là những khách hàng mà CTTC tiêu dùng đang phục vụ.

Công ty tài chính có chịu áp lực?

Trước sự đầu tư nhanh và mạnh của khối NHTM trong bối cảnh số hóa, ông Dmitry Mosolov, Tổng giám đốc Home Credit Vietnam nhìn nhận, người tiêu dùng đang thay đổi nhanh chóng qua tương tác kỹ thuật số. Thế nên, tương lai của ngành tài chính tiêu dùng sẽ nghiêng về những đơn vị biết chuyển đổi sang hình thức trực tuyến.

Tuy nhiên, các CTTC luôn biết tạo dựng cho mình một nền tảng vững chắc để cân bằng giữa tăng trưởng và quản lý rủi ro, giữa đầu tư và lợi nhuận một cách cẩn thận, cùng với sự đa dạng sản phẩm…

Ông Đàm Thế Thái, Phó tổng giám đốc HDSaison cho biết, tiếp nối việc triển khai thành công các ứng dụng tài chính trên nền tảng công nghệ. HDSaison giờ đây không chỉ tập trung phát triển công nghệ mà còn hướng đến khởi đầu của quá trình chuyển hóa kỹ thuật số từ bên ngoài bằng sự thấu hiểu hành vi, sở thích và lựa chọn tiêu dùng thời đại số.

Quả vậy, trong bối cảnh “người khôn, của khó”, khối NHTM bước lên hệ ngân hàng số, các CTTC thời gian qua cũng liên tục đầu tư công nghệ, giải quyết hồ sơ giấy tờ vô cùng nhanh chóng để phục vụ khách hàng.

Hơn nữa, đa số người tiêu dùng ngày nay chuộng việc đăng ký vay trực tuyến, đặc biệt người vay trẻ. Trong khi ở một vài mảng kinh doanh vẫn ưa thích sự tương tác giữa người với người trong một vài giai đoạn.

Nói một cách khác, rất nhiều khách hàng muốn tìm hiểu và đăng ký vay vốn trực tuyến, nhưng khi tiến đến giai đoạn cuối, họ lại muốn được trao đổi với người có kiến thức đầy đủ để phản ánh nỗi băn khoăn của họ nếu cần thiết…

Dự kiến, trong thời gian ngắn, rất nhiều CTTC sẽ công bố tăng thêm các tính năng cho ứng dụng để đem đến trải nghiệm khách hàng tốt hơn. Ví dụ như cung cấp các khoản vay cho khách hàng hiện hữu mà không yêu cầu họ đến các điểm giao dịch và cho phép khách hàng tiềm năng có thể tham khảo cặn kẽ, hiểu tường tận về sản phẩm của công ty trước khi đến điểm giao dịch.

Chưa kể, một số CTTC cho biết họ nhận hàng ngàn hồ sơ đăng ký vay mỗi ngày, thời gian thẩm định hồ sơ của CTTC được tính bằng phút nhờ vào hệ thống “Big Data”. Tại nhiều công ty, có đến 95% khách hàng nhận được kết quả chỉ trong vòng 9-10 phút.

Mục tiêu của họ là có thể thực hiện các quy trình với dữ liệu được thu thập tự động và giảm thiểu sự can thiệp của con người để đảm bảo yếu tố khách quan. Tất cả những thay đổi đó sẽ mang đến cho người tiêu dùng vô số các tiện ích tài chính đa dạng để lựa chọn.

Theo Vietnamfinance.vn

The post Thanh toán di động cạnh tranh nóng appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Đẩy mạnh thanh toán di động tại Việt Nam https://vietnambusiness.vn/day-manh-thanh-toan-di-dong-tai-viet-nam/ Thu, 08 Feb 2018 06:28:26 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=12721 Thị trường thanh toán di động ở Việt Nam đã có một năm 2017 bùng nổ và gặt hái nhiều thành công trong việc tối…

The post Đẩy mạnh thanh toán di động tại Việt Nam appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Thị trường thanh toán di động ở Việt Nam đã có một năm 2017 bùng nổ và gặt hái nhiều thành công trong việc tối ưu hóa các giao dịch tài chính, qua đó hứa hẹn những bước tiến lớn hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Một xu hướng tiện ích vượt trội

Thanh toán di động (Mobile Payment) đã trở thành một xu hướng định hình rõ nét trên phạm vi toàn cầu. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu Gartner, đến năm 2018, 50% người tiêu dùng tại các thị trường phát triển sẽ sử dụng thiết bị di động như điện thoại thông minh hay thiết bị đeo để thanh toán. Còn theo Worldpay, đến năm 2019, ví di động (mobile wallets) với giá trị giao dịch 668 tỷ USD, chiếm 27,6% thị phần thanh toán bán lẻ toàn cầu sẽ thay thế thẻ thanh toán như Visa, MasterCard tỷ lệ 24,9% để trở thành phương thức thanh toán ưa chuộng nhất. Thanh toán di động qua điện thoại thông minh đem lại cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, với chi phí phải chăng cho hàng trăm triệu người có thu nhập thấp, dân cư vùng sâu, vùng xa, đóng góp tích cực cho công cuộc phổ cập tài chính tới số đông công chúng.

Giới trẻ Việt Nam dành nhiều thời gian cho việc sử dụng di động

Những thành công bước đầu của thanh toán di động

Hiện nay, Việt Nam đạt tỷ lệ 140 thuê bao di động/100 dân, gần 60 triệu thuê bao mạng 3G/4G, công nghệ 4G đã phủ sóng 99% số quận, huyện trên toàn quốc. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có cơ cấu dân số vàng, giới trẻ ưa thích công nghệ, tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh ở mức cao (72%).

Nhận thức rõ tiềm năng của thanh toán di động, ngành Ngân hàng đã có những định hướng cụ thể đưa lĩnh vực này phát triển sâu rộng hơn, đem lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và dân cư vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Về công nghệ và dịch vụ, hầu hết các ngân hàng như Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank, Sacombank…đã hợp tác với các đơn vị Fintech triển khai, cung ứng dịch vụ ngân hàng trên nền tảng thiết bị di động với việc áp dụng một số công nghệ mới như: Dữ liệu lớn (Big data), Trí tuệ nhân tạo (A.I), ứng dụng đa phương tiện OTT (Over-The-Top) hay Tokenization.

Đặc biệt, ngoài các phương thức thanh toán truyền thống, trong năm 2017, thị trường thanh toán Việt Nam đã xuất hiện thêm hai giải pháp thanh toán mới là Samsung Pay – thanh toán phi tiếp xúc an toàn bảo mật trên các máy điện thoại thông minh Samsung đời mới và thanh toán bằng mã phản hồi nhanh (QR Code) tiện lợi cho người dùng.

Năm qua, các ngân hàng cũng đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái tiện ích và nâng cao trải nghiệm khách hàng nhằm phổ biến ứng dụng di động (Mobile App). Nhờ ứng dụng công nghệ hiệu quả, các ngân hàng đã cung ứng được hầu hết dịch vụ thanh toán cơ bản trên Mobile như: tra cứu thông tin tài khoản; kết nối thanh toán hóa đơn; nạp tiền; thanh toán sử dụng mã QR; chuyển tiền…. không chỉ sử dụng trong nội bộ ngân hàng mà còn với các đơn vị viễn thông, điện truyền hình…; chuyển tiền liên ngân hàng chính xác theo thời gian thực…

Về số lượng các đơn vị cung ứng dịch vụ, đến nay đã có 41 ngân hàng tại Việt Nam cung ứng dịch vụ Mobile banking, Mobile payment; 25 tổ chức không phải ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với các ứng dụng điển hình như Moca, MoMo của M_Service và QR Pay của VNPAY.

Về thay đổi quan niệm, thói quen sử dụng tiền mặt, nhận thức được sự tác động của quan điểm tài chính cá nhân trong việc tiếp nhận dịch vụ thanh toán không tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước đã chú trọng thực hiện công tác truyền thông, phổ cập kiến thức tài chính qua các diễn đàn lớn và nhận được phản hồi hết sức tích cực từ phía người dùng và doanh nghiệp.

Khách hàng trải nghiệm phương thức thanh toán di động qua mã QR tại sự kiện VEPF 2017

Những kết quả đạt được, với những cơ chế, chính sách và bước đi cụ thể như trên, thanh toán di động trong năm qua đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận với gần 110 triệu giao dịch thanh toán, chuyển tiền qua thiết bị di động trong năm 2017, tăng trưởng 81% về giá trị giao dịch so với năm 2016. Hệ thống chuyển tiền nhanh liên ngân hàng đã kết nối với hầu hết các ngân hàng, có sự tăng trưởng đột biến so với năm 2016 với 4,9 lần về giá trị và 3,7 lần về số lượng giao dịch, sự tăng trưởng vượt bậc này có sự đóng góp quan trọng của thanh toán trên thiết bị di động.

Tại sao thanh toán di động là xu hướng của tương lai?

Thanh toán di động hay thanh toán không tiền mặt nâng cao tính minh bạch, đảm bảo độ an toàn cho các giao dịch tài chính. Đồng thời phương thức này hỗ trợ công tác quản lý, giám sát của các cơ quan nhà nước đối với thu nhập cá nhân, đẩy lùi những vấn nạn điển hình trong nền kinh tế chung.

Trước bài toán phổ biến hơn nữa thanh toán di động, Ngân hàng Nhà nước cần ưu tiên thúc đẩy loại hình này bằng các chiến lược tài chính toàn diện quy mô quốc gia, trong đó thanh toán di động là một cấu phần quan trọng để những tiện ích tốt nhất sớm đến được với đại bộ phận công chúng toàn xã hội.

Ngoài ra, cơ quan quản lý này cũng sẽ đóng vai trò trung tâm trong chuẩn hóa định dạng thanh toán QR code nhằm gia tăng hơn nữa tiện ích, mở rộng quy mô giao dịch của các tổ chức cung ứng dịch vụ nhờ tính liên thông và khả năng tương hợp giữa các loại mã QR khác nhau của từng tổ chức.

Những chiến lược được đầu tư và nghiên cứu nghiêm túc đang mang lại kết quả đáng ghi nhận. Hi vọng trong tương lai không xa, thanh toán di động sẽ thực sự trở thành người đồng hành đáng tin cậy đối với người sử dụng, tạo đà cho một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, năng động và hiện đại, bắt kịp xu hướng chung trên toàn thế giới.

Theo Dân trí

The post Đẩy mạnh thanh toán di động tại Việt Nam appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Thanh toán bằng mã QR sẽ “bùng nổ” https://vietnambusiness.vn/thanh-toan-bang-ma-qr-se-bung-no/ Thu, 01 Feb 2018 01:47:57 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=12492 Qua rồi thời “cà” thẻ visa, ATM để thanh toán, giờ đây người dùng chỉ cần thao tác dùng QR Code trên di động có…

The post Thanh toán bằng mã QR sẽ “bùng nổ” appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Qua rồi thời “cà” thẻ visa, ATM để thanh toán, giờ đây người dùng chỉ cần thao tác dùng QR Code trên di động có thể thanh toán hóa đơn hay mua hàng ở bất cứ nơi đâu.

Chiều qua, ngày 31/1, Sacombank và Tổ chức thẻ quốc tế UnionPay International ký kết hợp tác để triển khai thanh toán bằng mã QR đối với thẻ tín dụng Sacombank UnionPay trên toàn cầu.

Với hợp tác này, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên tại thị trường Việt Nam triển khai phương thức thanh toán bằng mã QR của UnionPay.

Theo đó, dự kiến từ tháng 3/2018, các chủ thẻ tín dụng Sacombank UnionPay có thể dùng thiết bị di động (điện thoại/máy tính bảng) quét mã QR để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ trên toàn cầu.

Đồng thời, các chủ thẻ UnionPay phát hành bởi các ngân hàng khác trong và ngoài nước cũng sẽ thanh toán được tại các đơn vị chấp nhận thanh toán QR có liên kết với Sacombank.

Thanh toán bằng QR Code hiện đang được triển khai mở rộng tại các ứng dụng của các ngân hàng trên điện thoại di động cũng như các ví điện tử. Bằng chứng là đã có nhiều nhà băng đã tích hợp thanh toán qua mã QR vào ứng dụng ngân hàng trực tuyến của mình như: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), SCB…

Theo đó, người dùng chỉ cần sử dụng ứng dụng QR Code của các ngân hàng, ví điện tử trên điện thoại di động có thể thanh toán được hàng hóa, hóa đơn, đóng góp từ thiện hay bất kỳ thanh toán nào.

Lợi ích lớn nhất của mã QR là tính linh hoạt, có lợi với cả người tiêu dùng, doanh nghiệp lẫn ngân hàng. Nó có thể đại diện cho thẻ tín dụng, thẻ ATM, giúp người dùng không cần mang nhiều tiền mặt hay thẻ. Ngoài ra, việc này còn làm giảm rủi ro lộ thông tin tài khoản hay sai lệch số tiền cần thanh toán.

Trong bối cảnh mạng Internet, 4G cũng như các thiết bị di động, điện thoại thông minh (smartphone) phát triển như hiện nay, một cuộc “cách mạng” về thanh toán di động – thanh toán trực tuyến qua mã QR đang có xu hướng bùng nổ tại Việt Nam.

Theo ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Campuchia, Lào cho biết: Tính đến cuối tháng 6/2017, tỉ lệ giao dịch thanh toán điện tử đã tăng 38% so với cùng kì năm ngoái.

Số liệu cho thấy, giao dịch qua thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Visa tăng lần lượt là 49% và 34%. Trong khi đó, tổng giá trị giao dịch qua thẻ tăng 35%. Thêm nữa, ngày càng nhiều người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến, theo đó giao dịch thương mai điện tử của Visa tăng đến 82% về số lượng và 45% về giá trị giao dịch.

Theo Báo Pháp Luật

The post Thanh toán bằng mã QR sẽ “bùng nổ” appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Thanh toán bằng QR-Code trên điện thoại di động tại sân bay Đà Nẵng https://vietnambusiness.vn/thanh-toan-bang-qr-code-tren-dien-thoai-di-dong-tai-san-bay-da-nang/ Thu, 01 Feb 2018 01:37:19 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=12489 Dịch vụ này cho phép khách du lịch Trung Quốc sử dụng Ví điện tử WeChat Pay thanh toán tại hệ thống cửa hàng miễn…

The post Thanh toán bằng QR-Code trên điện thoại di động tại sân bay Đà Nẵng appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Dịch vụ này cho phép khách du lịch Trung Quốc sử dụng Ví điện tử WeChat Pay thanh toán tại hệ thống cửa hàng miễn thuế Lotte Duty Free tại sân bay Đà Nẵng.

Công ty Cổ phần Công nghệ Vi Mô cho biết đã chính thức hợp tác cùng Lotte Duty Free để triển khai kênh thanh toán bằng QR-Code trên điện thoại di động. Theo đó, từ ngày 19/01/2018, khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam khi mua sắm tại hệ thống cửa hàng miễn thuế Lotte Duty Free tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, có thể sử dụng tài khoản WeChat Pay được cài đặt trên điện thoại di động để thanh toán. Khách hàng chỉ cần lựa chọn mặt hàng, mang tới quầy thanh toán, nhân viên thu ngân nhập thông tin đơn hàng và số tiền thanh toán để tạo mã QR-Code. Tiếp đó, du khách sử dụng Ví điện tử WeChat Pay trên điện thoại của mình quét mã QR-Code và hoàn tất giao dịch.

Với hình thức này, du khách có thể thực hiện thao tác thanh toán nhanh chóng và tiện lợi thông qua điện thoại di động. Thêm ưu điểm của thanh toán QR-Code là khách hàng không cần mang theo ví, không lo vấn đề tiền lẻ, không cần mang theo nhiều thẻ, không lo lộ thông tin thẻ tại các điểm thanh toán.

Hiện VIMO hợp tác với Lotte Duty Free triển khai hình thức thanh toán thông qua mã QR–Code tại 41 quầy thanh toán trong hệ thống 5 cửa hàng tại Nhà ga hành khách quốc tế – sân bay quốc tế Đà Nẵng. Các cửa hàng của Lotte Duty Free kinh doanh những mặt hàng cao cấp như mỹ phẩm, đồng hồ, rượu, thuốc, thời trang, trang sức với hơn 100 thương hiệu nổi tiếng…. Hợp tác này giúp kích cầu mua sắm, góp phần tăng trưởng doanh thu bán hàng cho Lotte Duty Free.

Theo thống kê mới nhất, Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn thu hút nhiều du khách Trung Quốc nhất trong khu vực, ước đạt 3,5 triệu lượt và mang lại doanh thu gần 3 tỷ USD trong năm 2017. Bằng cách cho phép thanh toán bằng WeChat Pay tại hàng nghìn cửa hàng tại các điểm đến cho khách du lịch Trung Quốc, VIMO kỳ vọng làm tăng chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc khi đến du lịch tại Việt Nam lên 10% vào năm 2018, từ mức 638 USD bình quân trên một lượt khách vào năm 2017.

Ví điện tử VIMO là trung gian thanh toán đầu tiên tại Việt Nam cho phép du khách sử dụng Ví điện tử WeChat Pay thanh toán tại các điểm chấp nhận khi đến du lịch tại Việt Nam. Hiện nay, VIMO đã triển khai gần 500 cửa hàng chấp nhận thanh toán bằng WeChat Pay, trong đó có hơn 100 cửa hàng thuộc 7 Tổng công ty tại 5 sân bay quốc tế có đường bay thẳng từ Trung Quốc. Tổng giám đốc ví điện tử VIMO – Ông Đỗ Công Diễn tin tưởng rằng trong thời gian sắp tới, VIMO sẽ đẩy mạnh mở rộng hợp tác với nhiều đơn vị, cửa hàng kinh doanh hơn nữa trên nhiều lĩnh vực và khu vực, nhằm phủ sóng kênh thanh toán điện tử tiện lợi cho du khách nước ngoài cũng như thúc đẩy nguồn thu cho du lịch.

Theo Vtv

The post Thanh toán bằng QR-Code trên điện thoại di động tại sân bay Đà Nẵng appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Thanh toán di động và thương mại điện tử năm 2018: Dự báo bùng nổ https://vietnambusiness.vn/thanh-toan-di-dong-va-thuong-mai-dien-tu-nam-2018-du-bao-bung-no/ Wed, 31 Jan 2018 01:29:13 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=12420 Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng thanh toán di động (TTDĐ) và thương mại điện tử (TMĐT) dự báo tăng đột…

The post Thanh toán di động và thương mại điện tử năm 2018: Dự báo bùng nổ appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng thanh toán di động (TTDĐ) và thương mại điện tử (TMĐT) dự báo tăng đột biến…

Xu hướng thanh toán trực tuyến đang phát triển mạnh tại Việt Nam.

Thanh toán trực tuyến tăng mạnh

Năm 2017, tính riêng trên địa bàn TP. HCM, số lượng khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thanh toán qua internet tăng 47%, số lượng khách hàng cá nhân tăng 37% so với cuối năm 2016. Riêng dịch vụ mobile banking, số lượng khách hàng cá nhân đăng ký sử dụng dịch vụ tăng 36%. Về số giao dịch thanh toán qua internet banking đối với khách hàng doanh nghiệp tăng 13%, số lượng giao dịch khách hàng cá nhân tăng 30%, số giao dịch thanh toán qua mobile banking tăng rất mạnh (96%).

Là công ty dẫn đầu thị trường thanh toán trung gian, ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (VietUnion – với ví điện tử Payoo) cho biết: Năm 2017, Payoo đã tăng trưởng đáng kể khi liên kết với hơn 6.000 điểm trên toàn quốc là các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng điện máy,… kết nối trực tiếp với 30 ngân hàng, giúp khách hàng có thể thanh toán hơn 200 loại hóa đơn tiện ích khác nhau. Với lượng người dùng lớn và thường xuyên, tổng giá trị giao dịch qua Payoo đã đạt khoảng 2 tỷ USD/năm.

Ông Sean Preston, Giám đốc Visa tại Việt Nam, Campuchia, Lào cũng nhìn nhận: Năm 2017, giao dịch tại các kênh mua sắm trực tuyến tại Việt Nam tăng lên 135% và giao dịch tại các kênh mua sắm trực tuyến quốc tế tăng đến 61%. Trung bình mỗi giao dịch có giá trị khoảng 42 USD (tương đương 950.000 đồng). Trong đó, vé máy bay và các sản phẩm phục vụ mục đích du lịch là những mặt hàng “đắt khách” nhất, tiếp đó phải kể tới sản phẩm liên quan đến vận tải, thời trang hay viễn thông.

Theo đại diện Samsung Việt Nam – đơn vị vừa triển khai giải pháp thanh toán Samsung Pay, chỉ sau 3 tháng triển khai trên toàn quốc, đã có hơn 160.000 lượt người dùng ứng dụng Samsung Pay với hơn 148.000 lượt thanh toán. Về đối tác, Samsung đã và đang hợp tác với NAPAS, VISA, Mastercard và 7 ngân hàng lớn tại Việt Nam…

Ở khía cạnh giao dịch TMĐT, ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee chia sẻ, chỉ sau hơn 1 năm có mặt ở thị trường Việt Nam, Shopee đã có hơn 550.000 nhà bán hàng hoạt động và cung cấp hơn 10 triệu sản phẩm cho người tiêu dùng. Trong chiến dịch mua sắm “Shopee Super Sale – Rẻ vô địch” đợt cuối năm 2017, Shopee đã đạt hơn 1 triệu đơn hàng chỉ trong 3 ngày, tức là trung bình 1 ngày có tới hơn 300.000 đơn hàng.

Với Lazada, kể từ khi kinh doanh tại Việt Nam, doanh thu của doanh nghiệp này cũng tăng đều qua từng năm. Năm 2017, ngoài đầu tư mạnh cho hệ thống logistics, doanh nghiệp này còn mạnh tay giảm hơn 50% chi phí hoa hồng cho các nhà bán hàng, nhằm giảm gánh nặng chi phí và có sự đầu tư tốt hơn cho dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giúp tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn.

Các thống kê của Lazada cho thấy, chỉ trong 4 ngày cao điểm của Cách mạng mua sắm tháng 12/2017 tại Việt Nam, Lazada ghi nhận hơn 63.000 chiếc điện thoại “smartphone” được đặt mua. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng Việt Nam đã tin tưởng mua sắm online, sẵn sàng chi cho những mặt hàng giá trị cao.

“Đất vàng” thanh toán di động

Dự báo về xu hướng TTDĐ, ông Ngô Trung Lĩnh cho hay, năm 2018 sẽ là năm “bùng nổ” thanh toán bằng QR Code tại Việt Nam. Người dùng chỉ cần thao tác quét QR Code trên di động là có thể thanh toán hóa đơn hay mua hàng ở bất cứ nơi đâu. Mục tiêu của Payoo trong năm 2018 cũng không nằm ngoài xu hướng này.

Riêng với Samsung Pay, mặc dù là công nghệ mới xuất hiện, Việt Nam chưa có những quy định cụ thể, hướng dẫn chi tiết, khiến doanh nghiệp lúng túng trong quá trình triển khai dịch vụ.

Nhưng nhìn về tương lai, đại diện Samsung Pay khẳng định, Việt Nam đang có nhiều cơ hội để TTDĐ phát triển mạnh mẽ bởi thị trường bán lẻ đang tăng trưởng ấn tượng, thẻ ngân hàng và smartphone ngày càng trở nên phổ biến. Tốc độ phát triển của TTDĐ được cho là sẽ góp phần để thị trường TMĐT tăng trưởng tốt hơn.

Theo Google & Temasek, từ năm 2015 – 2025, TMĐT Việt Nam sẽ có mức tăng trưởng trung bình 33 – 35%/năm, gấp 3 lần mức tăng trưởng của ngành bán lẻ truyền thống. Với mức tăng trưởng này, ông Trần Ngọc Thái Sơn, Nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Tiki.vn khẳng định: TMĐT là một thị trường “xứng đáng để đầu tư”. Bằng chứng là trong suốt 7 năm qua, chưa có năm nào Tiki tăng trưởng dưới mức 3 con số.

Còn ông Alexandre Dardy, CEO Lazada Việt Nam nhận xét: Năm 2018, chúng ta sẽ thấy lĩnh vực TMĐT trở nên vượt bậc với rất nhiều xu hướng mới. Đặc biệt, thương mại di động và thương mại xã hội sẽ tiếp tục phát triển kết hợp với xu hướng sử dụng các thiết bị di động khi mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, kinh doanh xuyên biên giới sẽ được triển khai mạnh hơn nếu doanh nghiệp có sự hỗ trợ từ các chính sách nhà nước, cũng như các điều luật cho thanh toán trực tuyến.

Theo Công thương

The post Thanh toán di động và thương mại điện tử năm 2018: Dự báo bùng nổ appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Thanh toán di động ở Việt Nam quá chậm so với các nước trong khu vực https://vietnambusiness.vn/thanh-toan-di-dong-o-viet-nam-qua-cham-voi-cac-nuoc-trong-khu-vuc/ Thu, 25 Jan 2018 06:12:35 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=12167 Theo Financial Times, ba phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất tại Việt Nam là chuyển tiền qua ATM, Internet banking…

The post Thanh toán di động ở Việt Nam quá chậm so với các nước trong khu vực appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Theo Financial Times, ba phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất tại Việt Nam là chuyển tiền qua ATM, Internet banking và Thẻ tín dụng. Trong khi đó, hình thức thanh toán di động dù nở rộ thời gian gần đây nhưng dường như vẫn đang chậm hơn so với các nước trong khu vực như Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

FT Confidential Research (FTCR) nhận định năm 2017 người dân ở các nước Đông Nam Á ngày càng sở hữu nhiều thẻ tín dụng hơn những năm trước. Chỉ số sở hữu thẻ tín dụng ở các nước này tăng lên dựa theo bối cảnh tăng trưởng kinh tế của khu vực.

Mặc dù tăng nhưng tỷ lệ sở hữu thẻ tín dụng chưa bằng với mức tỷ lệ đạt được vào năm 2013, khi FTCR thực hiện cuộc khảo sát lần đầu tiên. Đơn vị nghiên cứu này cho rằng sự phát triển rộng rãi của hình thức thanh toán qua di động đang thách thức vị thế của thẻ tín dụng tại khu vực Đông Nam Á.

Thẻ tín dụng bị thay thế bởi thanh toán di động

Cuộc khảo sát năm vừa rồi cho thấy thẻ tín dụng vẫn nằm trong 3 phương thức thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến nhất ở Philippines và Việt nam, nơi mà kỹ thuật số hay thanh toán di động vẫn còn đang phát triển chậm hơn. Tuy nhiên ở Indonesia, Malaysia và Thái Lan, đã có những ngân hàng đã phát hành ứng dụng thanh toán di động, cùng với loạt nền tảng thanh toán kỹ thuật số như như GrabPay và Go-Pay cũng đang phát triển tích cực ở đây. Thẻ tín dụng đã không còn nằm trong top 3 phương thức thanh toán không tiền mặt phổ biến nhất ở các nước này.

Kết quả khảo sát này khác hẳn với năm 2016 trước đó, thời điểm mà FTCR tiến hành một cuộc khảo sát tới người tiêu dùng Đông Nam Á về phương pháp thanh toán nào được chuộng hơn cho việc mua bán trực tuyến. Lúc này, thẻ tín dụng là một trong những loại hình thanh toán phổ biến nhất tại cả 5 quốc gia Đông Nam Á, ngoại trừ Indonesia.

FTCR đã quan sát các khu chợ ở ngoại ô Kuala Lumpur và nhận thấy thanh toán bằng di động đang rất phổ biến tại đây. Trong một giao dịch thông thường, người mua sẽ chuyển tiền trực tuyến từ tài khoản ngân hàng của họ tới những người bán đang dùng ứng dụng điện thoại, thường bằng CIMB hoặc Maybank – 2 ngân hàng lớn nhất về tổng tài sản ở Malaysia.

Các điểm bán hàng nhỏ lẻ ở đây không chấp nhận thẻ tín dụng. Khi được hỏi tại sao họ thích thanh toán bằng di động hơn, những người này cho biết sẽ đỡ phải trả phí thẻ. Các ứng dụng tương tự cũng đang khiến cho chuyển tiền qua ATM trở nên lạc hậu ở Malaysia, trong khi vẫn phổ biến ở Indonesia và Việt Nam.

Do việc sở hữu thẻ tín dụng sẽ yêu cầu kiểm tra tín dụng và các điều kiện nghiêm ngặt nên chỉ phần ít người dân Đông Nam Á sử dụng. Theo World Bank, tỷ lệ thâm nhập của thẻ tín dụng ở Indonesia, Philippines và Việt Nam đều thấp hơn 5% từ năm 2014. Trong khi đó tại Malaysia, tỷ lệ này là 20%, chỉ đứng sau Anh với 62% và Nhật bản 66%.

Trong khi đó, thanh toán bằng di động không đòi hỏi những điều kiện nghiêm ngặt hay yêu cầu kiểm soát tín dụng, giúp cho việc chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt dễ dàng hơn. Sự phát triển rất nhanh của điện thoại thông minh ở khu vực Đông Nam Á đã thúc đẩy việc sử dụng thanh toán di động. Tại Indonesia, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, người dân bỏ qua luôn thẻ tín dụng để chuyển thẳng sang thanh toán bằng di động.

Mặc dù cạnh tranh nhau nhưng ứng dụng thanh toán bằng di động và thẻ tín dụng có thể bổ sung cho nhau. Các hệ thống thanh toán như Grab có tích hợp thẻ tín dụng vì thế tính năng cũng được mở rộng.

Hợp nhất các hệ sinh thái

Trước khi thanh toán di động có thể bỏ xa thẻ tín dụng, hình thức thanh toán này trước hết phải khắc phục được bản chất manh mún rời rạc của chính mình. Hiện có quá nhiều đơn vị cung cấp thanh toán di động ở mỗi nước, và ngoại trừ các ứng dụng do ngân hàng phát hành thì không có một nền tảng thanh toán nào có thể thuận lợi vượt ra được giới hạn mạng lưới của bản thân.

Thẻ tín dụng thì ít gặp khó khăn với vấn đề trên vì thị trường Đông Nam Á bị chi phối bởi sự độc quyền của Visa và MasterCard. American Express hiện đứng thứ 3 ở tất cả các quốc gia ngoại trừ Việt Nam. Công ty thẻ tín dụng đứng vị trí thứ 3 ở Việt Nam là JCB của Nhật Bản. Các quán bán hàng nhỏ chấp nhận được tất cả thẻ tín dụng, nhưng lại chỉ có thể chọn chấp nhận một trong những ứng dụng thanh toán di động.

Thực trạng trên vẫn đeo bám các nước Đông Nam Á cho đến lúc này, trong khi đó Indonesia đang thử nghiệm với giải pháp mới, cả Maysia cũng vậy. Ngân hàng Trung ương Malaysia có kế hoạch sẽ đưa ra một hệ thống trong năm nay gọi là nền tảng thanh toán bán lẻ thời gian thực, theo đó tất cả các ngân hàng và phi ngân hàng có vận hành bất kỳ nền tảng thanh toán kỹ thuật số nào đều có nghĩa vụ phải tham gia vào hệ thống này. Hệ thống sẽ cho phép có thể tương tác trên tất cả các mạng lưới thanh toán, được kỳ vọng sẽ chấm dứt những trở ngại về thực trạng phân mảnh hiện nay. Bên cạnh đó, Indonesia thì đang thực hiện một hệ thống tương tự là Cổng thanh toán Quốc gia (National Payment Gateway), khả năng sẽ ra mắt trong năm 2018.

Theo Trí thức trẻ

The post Thanh toán di động ở Việt Nam quá chậm so với các nước trong khu vực appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Dấu ấn công nghệ 2017 Samsung Pay cho giải pháp thanh toán di động tại Việt Nam https://vietnambusiness.vn/dau-cong-nghe-2017-samsung-pay-cho-giai-phap-thanh-toan-di-dong-tai-viet-nam/ Fri, 19 Jan 2018 04:55:55 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=12030 Samsung Pay được đón nhận tại Việt Nam và nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Singapore… bởi sự tiện lợi và an…

The post Dấu ấn công nghệ 2017 Samsung Pay cho giải pháp thanh toán di động tại Việt Nam appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>

Samsung Pay được đón nhận tại Việt Nam và nhiều thị trường lớn như Mỹ, Nga, Hàn Quốc, Singapore… bởi sự tiện lợi và an toàn

Samsung vừa công bố hơn 209.000 thuê bao đã đăng ký sử dụng Samsung Pay chỉ sau 3 tháng có mặt tại thị trường Việt Nam.

Phương thức thanh toán di động thông minh này cũng chính thức được vinh danh Dấu ấn công nghệ tại giải thưởng Tech Awards 2017 vừa diễn ra cách đây ít ngày.

Những con số ấn tượng

Xu hướng thanh toán di động chính thức bùng nổ trên toàn thế giới trong vài năm trở lại đây bởi nhiều điểm vượt trội so với thanh toán tiền mặt. Trong đó, Samsung Pay nổi lên như một phương thức tiêu biểu bởi sự đơn giản, tiện lợi và cực kỳ bảo mật, giúp người dùng hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Tại thị trường Việt Nam, 3 tháng không phải là khoảng thời gian dài nhưng đã chứng minh sức hút lớn của Samsung Pay khi lần lượt tạo ra những con số đầy ấn tượng. Vừa ra mắt 1 tháng, đã có 80.000 người đăng ký sử dụng và 30.000 lượt giao dịch. Đến tháng 12, con số đó tăng lên gấp đôi với 150.000 thuê bao sử dụng. Và đầu năm 2018, số liệu thống kê mới nhất của Samsung công bố, lượng người sử dụng Samsung Pay hiện tại đã đạt hơn 209.000 người và con số này tiếp tục gia tăng.

Ông Lê Khôi Nguyên – Giám đốc chiến lược sản phẩm Ngành hàng thiết bị di động, Công ty Điện tử Samsung Vina nhận giải thưởng Dấu ấn công nghệ – The Awards 2017.

Dấu ấn công nghệ đáng chú ý nhất 2017

Hiện tại, Samsung Pay được triển khai rộng rãi tại nhiều hệ thống, cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. Người dùng thích thú vì sự tiện lợi, nhanh chóng, không phải mang theo ví tiền cồng kềnh và nỗi lo quên thẻ, nhất là được bảo mật tuyệt đối 3 lớp: Token, Sinh trắc học, Knox. Các cửa hàng thuận tiện vì quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, giúp khách hàng tránh chờ đợi lâu trong những giờ cao điểm.

Dạo một vòng quanh nhiều địa điểm giải trí, mua sắm, ăn uống như Highland, Coffee Bean, Lotte, Angel in Us, BHD, CGV… không khó nhận ra, đa số khách hàng, không chỉ người dùng trẻ mà còn cả khách trung niên sử dụng Samsung Pay để thanh toán các giao dịch của mình.

Ngoài những ưu thế như vừa kể trên, Samsung Pay còn chinh phục người dùng bởi sự linh hoạt trong thanh toán khi nó được chấp nhận ở hầu hết các máy quét POS, NFC và MST và tuyệt đối an toàn cho người dùng, nhất là trong thời buổi thông tin tài khoản rất dễ bị đánh cắp. Samsung Pay thực sự là một giải pháp có tính vượt trội trên nhiều phương diện so với các phương thức thanh toán di động khác hiện nay.

Chính vì thế, trong lễ trao giải thưởng Sản phẩm công nghệ – Tech Awards 2017 vừa diễn ra, Samsung Pay đã vinh dự được vinh danh là 1 trong 4 dấu ấn công nghệ tiêu biểu nhất trong năm 2017. Giải thưởng là sự ghi nhận của giới chuyên môn, đồng thời cũng là thước đo cho sự chinh phục và hưởng ứng từ người dùng cả nước.

Samsung Pay sẽ có thêm các tính năng Loyalty Cards và Samsung Reward nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng

Không ngừng chinh phục những trải nghiệm mới

Tại buổi lễ trao giải Tech Award 2017, ông Lê Khôi Nguyên – Giám đốc chiến lược sản phẩm Ngành hàng thiết bị di động, Công ty Điện tử Samsung Vina đã chia sẻ: “Với ứng dụng Samsung Pay, thanh toán điện tử sẽ trở thành xu hướng mạnh mẽ tại Việt Nam trong những năm tiếp theo và Samsung chắc chắn sẽ không ngừng cải tiến để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng”.

Minh chứng cho lời tuyên bố đó, ngay đầu năm 2018, Samsung Pay tiếp tục mang đến những giá trị mới khiến người dùng vô cùng thích thú. Đó là trải nghiệm chương trình Samsung Rewards và tích hợp Loyalty Cards.

Người dùng có thể tích và đổi điểm thưởng khi sử dụng Samsung Pay với Samsung Reward. Còn với Loyalty Cards, người dùng có thể tích hợp những thẻ thành viên của các cửa hàng mua sắm, siêu thị… vào ứng dụng Samsung Pay. Như thế, họ không cần phải mang theo bên mình nhiều thẻ thành viên, tránh được tình trạng quên mang theo và mất cơ hội tích điểm.

Xu hướng “không tiền mặt” sẽ không còn xa tại Việt Nam với sự phát triển của những giải pháp thanh toán di động thay thế đầy thông minh và an toàn như Samsung Pay. Những thành quả ghi nhận được sau 3 tháng chinh phục thị trường Việt Nam không chỉ mang yếu tố của một giải thưởng, một sự vinh danh, nó chính là động lực để Samsung Pay nói riêng và Samsung nói chung không ngừng cải tiến, nâng cấp nhằm mang đến những trải nghiệm mới cho người dùng.

Theo Thanh Niên

The post Dấu ấn công nghệ 2017 Samsung Pay cho giải pháp thanh toán di động tại Việt Nam appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Malaysia khuyến khích dịch vụ thanh toán di động https://vietnambusiness.vn/malaysia-khuyen-khich-dich-vu-thanh-toan-di-dong/ Fri, 19 Jan 2018 02:41:55 +0000 https://vietnambusiness.vn/?p=12027 Các doanh nghiệp Malaysia đang áp dụng công cụ thanh toán di động nhằm thu hút du khách ngoại quốc tới quốc gia này, nhất…

The post Malaysia khuyến khích dịch vụ thanh toán di động appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>
Các doanh nghiệp Malaysia đang áp dụng công cụ thanh toán di động nhằm thu hút du khách ngoại quốc tới quốc gia này, nhất là du khách Trung Quốc.

 

Đến với Malaysia, các du khách sẽ thấy người dân ở dây sử dụng dịch vụ thanh toán di động rất thành thạo, từ những cửa hàng lớn cho đến những người bán hàng rong.

Trong đó, Wechat pay và Alipay, hai công thụ thanh toán Trung Quốc đã khiến lượng khách du lịch Trung Quốc đến với Malaysia thời gian này đông hơn trước.

Việc khuyến khích người dân sử dụng các công cụ thanh toán điện tử cũng là một trong những kế hoạch của chính phủ Malaysia nhằm tiến tới một xã hội không tiền mặt.

Ngân hàng trung ương Malaysia hiện đang tiến hành cải cách nhằm khuyến khích người dân nước này và khách du lịch thực hiện các khoản thanh toán không tiền mặt. Trong đó, bao gồm cả việc cho phép các công ty ứng dụng đưa sản phẩm ra thử nghiệm một cách có kiểm soát ngay trong quá trình xin cấp giấy phép hoạt động.

Theo Vtv.

The post Malaysia khuyến khích dịch vụ thanh toán di động appeared first on vietnambusiness.vn.

]]>