Kế toán cần xử lý trường hợp mất, cháy hỏng hóa đơn như thế nào?

Đối với kế toán viên mới tiếp xúc bỡ ngỡ khi hóa đơn của mình bị mất, cháy hỏng không biết cách xử lý như thế nào để đúng luật. Để kế toán viên cần nắm thật chặt chẽ về việc xử lý trường hợp này các bạn nên nắm rõ số thông tư như : Thông tư 39 và nghị định 1586 /TCT-CS.

Cách xử lý về trường hợp mất, cháy, hỏng và về việc xử phạt như thế nào?

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn

– Nếu hóa đơn mất, cháy, hỏng đã lập và chưa lập báo cáo phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp

” Mẫu số 3.8 phục lục 3 và kèm theo thông tư này” đây là trường hợp không quá 5 ngày.

Còn trường hợp khi đã bán hàng nhưng sau đó người bán hoặc người mua đã làm cháy, mất hỏng nhất là hỏng liên 2 hóa đơn ” gốc” thì nguời mua và người bán cần phải lập lại biên bản ghi nhận lại sự việc.

Trong biên bản cần phải ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai và nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện pháp luật.

Xem thêm điều 24 thông tư 39 : Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn

Ngoài ra còn mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ 3 thì căn cứ vào bên thứ 3 do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt nguời bán hoặc người mua theo quy định.

Ngoài ra về việc xử phạt đối với hành vi làm mất hóa đơn liên 2 và xử lý trường hợp mất hỏng hóa đơn

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 dồng đối với hành vi làm mất, cháy hỏng hóa đơn

-Ngoài ra trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã bị mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.”