Nhiều rủi ro với trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ trong 6 tháng đầu năm 2019, đem lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, tuy nhiên vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn…

Theo thống kê, từ khi có Nghị định số 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), hầu như tuần nào cũng có thông tin về các đợt phát hành TPDN mới.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, 6 tháng đầu năm 2019, tổng phát hành TPDN là 116.085 tỷ đồng, tăng tới 74% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, ngân hàng thương mại phát hành 36.700 tỷ đồng (chiếm 36%), doanh nghiệp bất động sản là 22.122 tỷ đồng (19%), lượng phát hành của công ty chứng khoán chiếm 3,5%, còn lại là các doanh nghiệp khác.
Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng hơn 98 nghìn tỷ đồng từ đầu năm
Báo cáo trái phiếu tuần của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết, tuần qua, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút ròng 2.980 tỷ đồng qua kênh tín phiếu.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành mới 41.999 tỷ đồng (kỳ hạn 7 ngày với mức lãi suất 2,75%/năm) trong khi có 38.999 tỷ đồng đáo hạn trong tuần.
Trên kênh OMO, Ngân hàng Nhà nước phát hành mới 20,4 tỷ đồng với lãi suất ở mức 4,75%.
Theo quan sát, trong 4 tuần gần đây, lượng bơm/ hút ròng của Nhà điều hành qua kênh OMO và tín phiếu ở mức tương đối thấp.
Lạm phát, tỷ giá có tiếp tục hỗ trợ giảm lãi suất khi tiền gửi tăng chậm?
Theo báo cáo thị trường tài chính và tiền tệ tháng 7 của CTCP Chứng khoán SSI (SSI), cuộc đình chiến thương mại Mỹ – Trung lần 2 đã kéo dài hơn một tháng bắt đầu từ tháng 7 (sau cuộc gặp của lãnh đạo hai nước bên lề hồi nghị thượng đỉnh G20 ở Osaka, Nhật Bản), không giống đợt ngừng chiến lần đầu vào 5 tháng. Trong tháng 7, sự thay đổi của cung tiền chủ yếu được thúc đẩy bởi các thông tin kinh tế và các ngân hàng trung ương điều chỉnh lãi suất, đặc biệt là Fed (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ).
Tại Mỹ, báo cáo việc làm tháng 6, GDP quý 2 và thâm hụt thương mại đều tích cực, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn khá ổn định so với các nền kinh tế của EU.
Tỷ giá USD/VND giảm nhẹ
Sáng nay (20/8), Ngân hàng Nhà nước niêm yết tỷ giá trung tâm ở mức 23.120 đồng, giảm 2 đồng so với mức công bố sáng qua.
Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng áp dụng hôm nay là 23.814 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.426 VND/USD.
Trong khi đó, giá USD tại các ngân hàng thương mại sáng nay cũng được điều chỉnh giảm nhẹ.
Cụ thể, Vietcombank giảm 15 đồng ở cả hai chiều so với giá khảo sát sáng qua, xuống còn 23.145 – 23.265 VND/USD.
Giá vàng SJC tiếp tục lao dốc mạnh
Khảo sát lúc 9h55 sáng nay (20/8), giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang ở ngưỡng 41,2 – 41,55 triệu đồng/lượng, giảm 300 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với giá khảo sát sáng qua.
Chênh lệch giá mua vào – bán ra vẫn ở mức 350 nghìn đồng/lượng.
Trong khi đó, tại Tập đoàn Doji, giá vàng Doji bán lẻ tại Hà Nội cũng được điều chỉnh giảm 200 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 80 nghìn đồng/lượng chiều bán ra, xuống còn 41,25 – 41,77 triệu đồng/lượng.
Rung lắc dữ dội, mỗi Bitcoin có thêm 525 USD
Bitcoin bắt đầu hai ngày đầu tuần với tín hiệu tích cực. Sau khi tăng 1,3% vào hôm qua, sáng nay tiền ảo số 1 thế giới tiếp tục có sự tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ 5,09% lên 10.860 USD, đẩy vốn hóa thị trường lên mức 194,4 tỷ USD, theo CoinMarketCap.
Khối lượng giao dịch Bitcoin trong 24 giờ qua đạt 15,8 tỷ USD, tăng gần 2 tỷ USD so 48 giờ trước đó.
Theo sau Bitcoin, tiền ảo Ethereum tăng 4,4% lên 203,1 USD, đưa giá trị vốn hóa lên mức 21,8 tỷ USD – cao hơn tiền ảo đứng thứ 3 về giá trị Ripple gần 10 tỷ USD.